WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Claude M. Bristol: Kỹ thuật gương soi

Go down

Claude M. Bristol: Kỹ thuật gương soi   Empty Claude M. Bristol: Kỹ thuật gương soi

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Mon Jan 02, 2012 2:14 pm

Claude M. Bristol: Kỹ thuật gương soi
05/10/2011


Nhiều năm về trước tôi là một khách hàng thường xuyên của một người đàn ông giàu có nắm trong tay rất nhiều bằng sáng chế về các loại máy cưa xẻ gỗ. Lần nọ ông ấy mời các chủ bút, chủ nhà băng và các nhà công nghiệp hàng đầu đến căn phòng khách sạn vào loại hạng sang trọng nhất nơi ông ấy đang ở để trình bày cho họ nghe về một phương pháp mới mà ông ấy vừa phát minh ra dành cho các nhà máy xay xát. Rượu được rót ra tràn trề suốt buổi tiệc sau đó và chẳng bao lâu vị chủ tiệc đã chếnh choáng.




Trước khi bữa tối được dọn lên, tôi nhìn thấy ông ấy lảo đảo bước vào phòng ngủ và lê bước đến trước gương. Nghĩ rằng ông ấy cần được giúp đỡ nên tôi đã theo sau tới trước cửa phòng ông ấy. Tôi thấy ông ấy đưa hai tay nắm lấy thành tủ quần áo và nhìn chằm chằm vào tấm gương, miệng lẩm bẩm như ta thấy một người say. Nhưng lời nói của ông ấy mỗi lúc một rõ ràng hơn: “Jonh ạ, mày là kẻ đáng khinh! Họ cố chuốc rượu cho mày say mèm, nhưng mày phải là người tỉnh táo nhất, mày là chủ buổi tiệc này mà! Cuộc vui này là của mày và mày phải đứng đắn mới được!”.

Nghe những lời này được lặp đi lặp lại trong khi không rời mắt khỏi hình ảnh của ông ấy qua gương tôi nhận ra một sự chuyển biến kỳ lạ đang diễn ra trong vòng năm phút. Dáng đứng của ông ấy trở nên thẳng hơn, gương mặt đanh lại và sự siêu vẹo của một người say không còn nữa. Tất cả chuyện này chỉ diễn ra trong vòng năm phút.

Từng là phóng viên báo chí và thông tin viên của cảnh sát, tôi đã nhìn thấy rất nhiều người say rượu nhưng chưa bao giờ thấy người nào tỉnh rượu nhanh đến thế. Vì không muốn ông ấy biết rằng tôi đã “theo dõi” ông ấy, tôi giả vờ như kẻ vào nhầm phòng. Khi tôi quay trở lại phòng ăn, tôi thấy vị chủ tiệc của chúng ta đang ngồi điềm tĩnh nơi đầu bàn. Dù gương mặt ông ấy trông đỏ gay, nhưng đối với mọi người ông ấy quả là một ông chủ nhà hiếu khách và có chừng mực. Vào cuối bữa ăn tối, ông ấy giới thiệu với mọi người về kế hoạch kinh doanh hấp dẫn của mình. Không lâu sau tôi có sự hiểu biết thấu đáo về tiềm thức, tôi đã hiểu ra tại sao ám thị lại có thể chuyển biến con người từ trạng thái này sang trạng thái khác một cách nhanh chóng đến thế.

Tôi đã chỉ cho rất nhiều người về kỹ thuật gương soi này khi họ đến nhờ tôi giúp tư vấn giải quyết các vấn đề khó khăn. Mỗi lần như thế, tôi bảo họ tự đứng trước gương lớn và nhìn lại mình. Tôi bảo họ nhìn thẳng vào mắt mình và cho tôi biết họ nhìn thấy một đứa trẻ hay càu nhàu hay là một con người không hề biết khuất phục? Thế là họ nhận ra, những người đang khóc thì không khóc nữa. Từ đó tôi suy ra rằng chúng ta không thể khóc nếu đang nhìn mình qua gương. Dù lúc đó bạn khóc vì tự hào, vì xấu hổ hay vì bị từ bỏ, những giọt nước mắt của bạn cũng ngừng chảy.

Claude M. Bristol: Kỹ thuật gương soi - phần 2
06/10/2011




Nhiều nhà hùng biện, nhà thuyết pháp, nghệ sĩ và các chính trị gia cũng đã dùng phương pháp này. Theo Drew Pearson, cố Thủ tướng Anh Winston Churchill có lẽ đã không có những bài nói chuyện hùng hồn, bất hủ nếu không tự thực tập trước gương. Cố Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cũng thế.


Bằng cách sử dụng kỹ thuật gương soi để nghe trước bài phát biểu của mình bạn sẽ tự tạo ra một bức tranh về chính mình, về lời nói, giọng nói, âm thanh mà bạn phát ra cũng như tầm nhìn của bạn trước khán thính giả. Nhờ kỹ thuật gương soi, bạn có thể làm tăng những xung động tinh thần mà nhờ đó, sức mạnh và ý nghĩa lời nói của bạn sẽ nhanh chóng được truyền tải đến tiềm thức của khán thính giả.

Kỹ thuật gương soi còn giúp bạn xây dựng được sức hút hay tầm ảnh hưởng cá nhân. Tôi biết Bill Sunday thời hoàng kim của ông và thường đi nghe ông thuyết giảng, những ngày đó tôi chưa biết gì nhiều về khoa học niềm tin này, vì thế mà tôi không thể hiểu ra được làm thế nào mà nhà thuyết giảng lại có thể thu hút con người đến thế! Sau này, qua quyển Not So Wild a Dream của Eric Sevareid, xuất bản năm 1946, tôi mới biết Billy Sunday sử dụng kỹ thuật gương soi.

Một trong những nhà bán bảo hiểm số một Hoa Kỳ có lần nói với tôi rằng ông ấy không bao giờ đến gặp một khách hàng tiềm năng lớn nếu không thực tập trước gương điều đó. Vâng, bài học vỡ lòng cho mọi nhân viên bán hàng chỉ gói gọn trong một câu thế này: “Nếu anh không tự thuyết phục được anh, anh đừng mong thuyết phục được người khác!”.

Hầu như mọi cuộc cách mạng bất kể trong tôn giáo, chính trị hay quân sự đều được dẫn dắt bởi một cá nhân có động cơ và niềm tin vào mình một cách mạnh mẽ. Chính niềm tin đó đã lan truyền và chuyển biến hàng vạn, hàng triệu người khác đi theo họ. Bạn không cần phải học tâm lý mới nhận ra rằng lòng nhiệt tâm có sức lan tỏa sâu rộng và truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng. Vì thế kỹ thuật gương soi là một trong những phương pháp dễ dàng đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể sử dụng để tăng cường sức mạnh niềm tin vào chính mình.




Jack Canfield: Yêu cầu những điều bạn muốn như thế nào?
29/09/2011


Có một ngành khoa học riêng biệt nghiên cứu và đạt được những điều bạn muốn hoặc cần trong đời. Tôi cùng Mark Victor Hansen đã từng viết một cuốn sách về vấn đề này. Bạn có thể học được nhiều hơn nếu đọc cuốn sách đó, cuốn sách mang tiêu đề The Aladin Factor. Dưới đây tôi xin đưa ra một số lời khuyên ngắn gọn:


1. Hãy yêu cầu như thể bạn sẽ được chấp thuận. Hãy hỏi mà trong lòng bạn tin rằng mình sẽ có kết quả tốt, hãy yêu cầu và nghĩ rằng mình đã giành được, mọi chuyện đã hoàn thành tốt. Hãy hỏi như thể bạn muốn câu trả lời là có.

2. Hãy tự thừa nhận rằng mình có thể. Đừng bắt đầu với ý nghĩ rằng bạn không thể giành được gì cả. Nếu phải thừa nhận một điều gì đó, hãy nghĩ bạn có thể nhận được những điều tốt đẹp hơn. Hãy nghĩ rằng bạn có một bàn làm việc bên cạnh cửa sổ. Nghĩ rằng bạn có thể trả lại hàng mà không cần hóa đơn. Nghĩ rằng bạn có thể nhận được học bổng, rằng bạn sẽ được tăng lương, rằng bạn có thể mua được vé vào ngày bán cuối cùng. Đừng bao giờ nghĩ tới những điều không tốt đẹp đến với bạn.

3. Hãy hỏi những người có thể đáp ứng được yêu cầu của bạn. Hãy chọn đúng người. “Mình phải nói với ai…”, “Ai có quyền đưa ra quyết định về…”, “Mình phải làm điều gì để đạt được…”

4. Hãy đưa ra đòi hỏi rõ ràng và cụ thể. Trong những hội nghị của tôi, tôi thường hỏi: “Ai muốn có nhiều tiền hơn?”. Tôi chọn ra một trong những người giơ tay cao và đưa cho anh ta một đô là rồi nói: “Bây giờ anh đã có nhiều tiền hơn. Anh có hài lòng?”

Người kia thường nói rằng: “Không, tôi muốn nhiều hơn thế này”

Tôi lại đưa cho anh ta 50 xu nữa và hỏi: “ Thế này đã đủ chưa?”

“Không thế vẫn chưa đủ, tôi muốn nhiều hơn”.

“Ồ vậy thì thực sự anh muốn bao nhiêu? Chúng ta có thể chơi trò ‘nhiều hơn’ này mãi mà cũng chẳng bao giờ đạt tới điều anh muốn.”

Sau đó người kia đưa ra cho tôi một con số cụ thể và tôi chỉ ra tầm quan trọng của việc xác định rõ ràng. Những yêu cầu mập mờ cũng sẽ dẫn tới kết quả mập mờ. Yêu cầu của bạn phải cụ thể. Đối với tiền bạc, bạn nhất thiết phải đưa ra một con số rõ ràng.

Đừng nói “Tôi muốn tăng lương”

Hãy nói rằng: “Tôi muốn tăng thêm mỗi tháng 500 đô la”

Khi bạn muốn hoàn thành công việc vào thời điểm nào đó đừng nói “sớm” hay “vào bất kỳ lúc nào thích hợp”. Hãy đưa ra một ngày giờ cụ thể

Đừng nói: Anh muốn đi chơi với em vào lúc nào đó cuối tuần này.

Hãy nói là: Thứ bảy này anh muốn mời em đi ăn tối và đi xem phim. Em không bận gì chứ?

Nếu đó là yêu cầu về cách đối xử, nhất thiết phải rõ ràng. Nói chính xác những điều mà bạn muốn người kia làm.

Đừng nói: Mẹ muốn con làm việc nhà tốt hơn

Hãy nói rằng: Con hãy rửa bát bữa tối và mang rác đi đổ vào mỗi tối thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu.

5. Hãy yêu cầu đi yêu cầu lại nhiều lần. Một trong các yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công là tính kiên trì và không bao giờ từ bỏ. Khi bạn yêu cầu những người khác tham gia cùng thực hiện mục đích của mình, nhiều người sẽ trả lời không. Có thể họ có những ý định, lời cam kết khác, và những lí do để không tham gia cùng bạn. Những lí do đó không hề liên quan đến bạn.

Hãy làm quen với ý nghĩ rằng sẽ có rất nhiều sự từ chối khi bạn đi trên con đường tới vinh quang. Vấn đề chính là bạn không được phép từ bỏ. Khi một ai đó nói không hãy tiếp tục yêu cầu. Tại sao? Bởi khi bạn tiếp tục yêu cầu một người hết lần này đến lần khác, có thể đến lúc nào đó, câu trả lời bạn nhận được sẽ là có…

Vào một ngày nào khác

Khi người yêu cầu có tâm trạng tốt hơn

Khi bạn nêu lên những số liệu mới

Khi bạn có thể chứng minh được cam kết của mình với họ

Khi hoàn cảnh đã thay đổi

Khi bạn học được cách kết thúc tốt hơn

Khi người đó tin bạn nhiều hơn

Khi bạn đã trả các món nợ

Khi nền kinh tế tốt hơn

Trẻ con có lẽ hiểu rõ nguyên tắc thành công này hơn ai hết. Chúng không hề lưỡng lự đòi hỏi một điều với cùng một người hết lần này tới lần khác. Cuối cùng, chúng cũng thuyết phục được bạn.

Tôi đã từng đọc được một câu chuyện trên tạp chí People. Câu chuyện về một người đàn ông đã cầu hôn một người phụ nữ hơn 30 lần. Dù cô có từ chối bao nhiêu lần, anh ta vẫn tiếp tục quay lại – và cuối cùng cô đã đồng ý!

Jack Canfield – trích trong Những nguyên tắc thành công

T. Harv Eker: Hãy hành động thay vì lo sợ
16/09/2011


Người giàu hành động thay vì lo sợ. Người nghèo không hành động vì lo sợ.

Công thức thể hiện mối quan hệ nhân quả trong vấn đề làm giàu:

Nhận thức + Thái độ + Hành động = Kết quả


Từ trước đến nay có hàng triệu người nhận thức, suy nghĩ về việc làm giàu. Hàng nghìn người quan sát, nghiên cứu việc làm giàu. Tuy nhiên, không có mấy ai thực sự bắt tay vào việc làm giàu. Quan sát, nghiên cứu như thế là việc nên làm những vẫn chưa đủ để làm giàu. Tiền là một dạng vật chất tồn tại ngoài thực tế trong khi đó quan sát và nghiên cứu chỉ là những hành động diễn ra trong tư tưởng. Chỉ có những hành động ngoài thực tế mới mang lại kết quả ngoài thực tế. Vì sao?

Hãy xét lại mối quan hệ Nhân - Quả trong công thức nói trên. Ta thấy rằng ý nghĩ, thái độ và cảm xúc là phần bên trong . Trong khi đó, kết quả là phần bên ngoài. Trong mối quan hệ này thì yếu tố hành động đóng vai trò cầu nối. Đây là yếu tố trung gian không thể thiếu trong việc biến ước mơ thành hiện thực.
Yếu tố hành động có vai trò quan trọng như thế. Tuy nhiên, trong thực tế có quá nhiều người chỉ biết suy nghĩ nhưng có quá ít người biết hành động. Điều gì đã ngăn cản chúng ta biến suy nghĩ thành hành động? Câu trả lời là: vì chúng ta hay sợ sệt, lo lắng và nghi ngờ.

Đó là những trở ngại lớn nhất không chỉ trong việc làm giàu mà còn cả ở việc mưu cầu hạnh phúc. Có thể nói đây cũng là một sự khác biệt nữa giữa người giàu và người nghèo. Người giàu hành động thay vì lo sợ còn người nghèo không hành động vì lo sợ.

Theo Susan Jeffers, tác giả cuốn “Feel The Fear and Do It Anyway” thì sai lầm lớn nhất của đời người đó là sẵn sàng lo sợ và rút lui thay vì hành động. Nếu bạn thuộc loại người này, bạn sẽ chỉ mãi là người “sẵn sàng”. Có nghĩa là mãi ở dạng tiềm năng.

Chúng tôi có một chương trình rèn luyện lòng can đảm gọi là Huấn Luyện Tinh Thần Chiến Binh. Trong chương trình này, chúng tôi buộc học viên phải chinh phục rắn hổ mang bành, loại rắn độc nhất thế giới. Chinh phục rắn nghĩa là thuần phục chứ không phải giết. Khi đã chinh phục được như thế, học viên cũng sẽ chế ngự được nỗi lo sợ của mình.

Để làm giàu không nhất thiết phải bỏ đi (giết chết) cảm giác lo sợ. Người giàu cũng có khi sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng. Tuy nhiên, họ không bao giờ để cho những cảm xúc này cản trở mình hành động. Họ hành động để không còn thời gian lo lắng.

Như chúng ta đã biết, con người hành động theo thói quen. Chúng ta phải tập thói quen hành động thay vì nghi ngờ, bất an, lo âu.

Những cảm giác lo lắng, bất an, nghi ngờ như đã nói ở trên, tôi tạm gọi là cảm giác không thoải mái. Vì sao ta lại có những cảm giác này? Bởi vì con người thường quen với những gì mình đang sở hữu, những khả năng mình đang có. Chỉ trong những hoàn cảnh quen thuộc, với những mối quan hệ quen thuộc, những áp lực quen thuộc, họ mới cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, khi bạn muốn tiến thêm một nấc mới trong xã hội, bạn phải thay đổi nhiều thứ. Bạn phải thay đổi tư tưởng, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi các mói quan hệ. Bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực mới. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy “sốc”, tức là không cảm thấy “thoải mái” như trước.

Ví dụ như bạn đang ở mức độ 5 và bạn muốn lên mức 10. Ở mức 5 là vùng “thoải mái” còn 6 trở lên là vùng “không thoải mái”. Nếu muốn đến mức 10 ta phải chịu khó bước qua mức 6,7,8,9, tức là vùng “không thoải mái”.

Người nghèo và tầng lớp trung lưu không thích cảm giác không thoải mái. Do đó, họ không dám thay đổi. Đúng là được cảm thấy thoải mái là quyền lợi của mỗi người. Tuy nhiên, xin tiết lộ với các bạn một bí mật của người giàu: thoải mái, an nhàn sẽ không giúp ta phát triển được. Để phát triển, ta phải mở rộng “vùng thoải mái”.

Bạn thử nghĩ mà xem, khi bạn thử một vật gì mới, chẳng hạn như: quần áo mới, đầu tóc mới hoặc tiếp xúc với người mới... bạn có cảm thấy thân thuộc và thoải mái hay không? Thường là không. Tuy nhiên sau đó thì sao? Càng thử, càng thấy thoải mái. Đó là quy luật. Mọi việc đều không thoải mái ban đầu, nhưng sau khi vượt qua giai đoạn không thoải mái, ta sẽ được thoải mái. Khi đó, bạn cũng sẽ bước sang một cấp bậc mới.

Nói cách khác, khi bạn cảm thấy không thoải mái một chút, có nghĩa là bạn đã và sẽ trưởng thành thêm một chút.

Nếu muốn làm giàu, nếu muốn thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn sẵn sàng ở trong trạng thái không thoải mái.

Hãy tập thói quen làm những điều mình không thích, đó là một bí quyết của người giàu. Phải làm sao biến vùng “không thoải mái” trở thành vùng thoải mái.

Khi bạn có thể nhanh chóng thích nghi với trạng thái không thoải mái, bạn sẽ dễ dàng đón nhận những cơ hội mới để làm giàu. Người giàu luôn biết chấp nhận để phát triển.

T. Harv Eker – trích trong quyển Để trở thành tỷ phú

Andy Andrews: Hãy coi nghịch cảnh như một món quà
01/09/2011


Quay trở lại những ngày tôi cặm cụi đọc những trang tiểu sử và phát hiện ra 7 nguyên lý cơ bản, tôi nhận ra rằng, có một nhân tố phụ có trong bất cứ trường hợp nào: mỗi người đều phải đấu tranh với những nghịch cảnh. Trên thực tế, hầu như bất cứ một nhân vật vĩ đại nào cũng đều phải trải qua những hoàn cảnh như thế.


Điều đó là chính xác: Những câu chuyện về những con người giàu có, thành công, có sức ảnh hưởng lớn và làm thay đổi thế giới thường là những người đã từng trải qua nghịch cảnh. Mỗi người đại diện cho một thử thách khác nhau, là minh chứng cho tinh thần biết chịu trách nhiệm cho những quyết định và hoàn cảnh của mình. Nhưng tôi chắc chắn rằng, họ cũng từng là một nạn nhân, giống như hầu hết chúng ta từng phải thốt lên, Tại sao lại là mình?

Khi cha mẹ tôi qua đời, tôi cũng cạn kiệt tiền – mọi việc chuyển từ tồi tệ sang tồi tệ hơn – tôi luôn lặp đi lặp lại điệp khúc Tại sao lại là mình? Tại sao điều đó lại xảy ra với mình? Mỗi khi thức dậy, mỗi khi đi ngủ tôi vẫn tự hỏi Tại sao lại là mình? Câu hỏi âý cũng trở đi trở lại suốt một thời gian dài.

Cuộc sống của tôi chỉ thực sự bắt đầu khi tôi hiểu ra rằng, bất cứ con người vĩ đại nào cũng đều từng trải qua nghịch cảnh. Thay bằng việc ca thán hoàn cảnh, tôi bắt đầu tìm lại niềm hứng khởi cho mình. Tôi nhận ra rằng, trên con đường đi tới thành công, nghịch cảnh giống như một thứ lệ phí qua cầu hơn là một chướng ngại vật không thể vượt qua. Những khó khăn của tôi dường như bớt đi, tôi không còn cảm thấy câu hỏi thường trực đó ám ảnh tôi nữa. Thật không may là rất nhiều người cố gắng trốn chạy khỏi những khó khăn của họ, không nhận ra rằng chính họ là những điểm dừng chân trên con đường mà họ đang đi.

Tôi bắt đầu phân vân: Phải chăng nghịch cảnh là nhân tố giúp con người trở nên vĩ đại? Khi vượt qua nghịch cảnh, những kỹ năng giải quyết vấn đề của tôi sẽ vượt lên gấp bội, và điều đó cũng chứng minh phản ứng tích cực với nghịch cảnh sẽ đưa mọi người đến gần tôi hơn.

Nghịch cảnh là bước đệm cho bạn trở lên vĩ đại. Thử thách là những món quà. Những khó khăn sẽ tạo cho bạn cơ hội để học tập và trưởng thành. Nghịch cảnh không có nghĩa là bạn đang đối mặt với khó khăn, mà bạn đang thực hiện một lựa chọn.

Tại sao lại là bạn?

Tại sao không phải là bạn?

Tại sao bạn không chuẩn bị cho những điều lớn lao?

Andy Andrews – trích trong 7 Quyết định làm nên thành công




Claude M. Bristol – trích trong Sức mạnh niềm t

Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết