WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục? - Phần 1

Go down

Tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục? - Phần 1      Empty Tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục? - Phần 1

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Mon Jan 02, 2012 2:17 pm

Tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục? - Phần 1
02/12/2010

Tất cả những thay đổi, dù tích cực đều làm người ta sợ. Nỗ lực đạt được mục đích thông qua những biện pháp mạnh mẽ, triệt để thường thất bại do người ta quá phóng đại nỗi sợ hãi. Nhưng những bước đi nhỏ của Kaizen đã gỡ bỏ phản ứng sợ hãi trong đầu, kích thích suy nghĩ và hoạt động sáng tạo.




Thay đổi làm con người sợ hãi. Chính nhân tố con người này rất khó tránh khỏi dù sự thay đổi có vẻ vô nghĩa (như đi chơi hộp đêm) hay làm gì thay đổi cuộc sống (như có con). Việc sợ thay đổi bắt nguồn từ đặc điểm sinh học của não bộ, khi nỗi sợ hãi xảy ra, nó ngăn cản sự sáng tạo, đổi mới và thành công.

Xét trên quan điểm tiến hóa, bộ não là một trong những cơ quan khác lạ nhất trong cơ thể con người. Các bộ phận như tim, gan, ruột và các cơ quan khác, đều phát triển và duy trì suốt thời gian tiến hóa của con người. Nhưng trong vòng bốn, năm trăm triệu năm vừa qua, não bộ tiếp tục phát triển và biến đổi. Ngày nay, não của chúng ta thực sự có ba khu vực riêng biệt, xuất hiện từ khoảng thời gian cách đây một hoặc hai trăm triệu năm. Một trong những thách thức với con người là phải phát triển hài hòa giữa những vùng não này nhằm tránh những bệnh tật về thể chất và tinh thần.

Tận tầng dưới cùng của bộ não chính là não sau (brain stem). Nó tồn tại từ năm trăm triệu năm trước và được gọi là não bò sát (reptilian brain - trên thực tế nó trông giống như bộ não cá sấu). Phần não bò sát này giúp bạn dậy mỗi buổi sáng, giúp bạn ngủ vào ban đêm và nhắc nhở tim bạn đập.



Tại sao lý thuyết Kaizen lại thuyết phục? - Phần 2
14/12/2010
... Một số người may mắn có khả năng vượt qua vấn đề này bằng cách biến nỗi sợ hãi thành một cảm giác khác: Sự hưng phấn. Thử thách càng lớn, họ càng trở nên phấn khích, hiệu quả và sung sướng hơn. Bạn có thể từng gặp vài người như vậy. Họ đương đầu với cuộc sống khi có thách thức.



Nhưng với đa số, mục tiêu lớn tạo nỗi sợ hãi lớn. Giống như tổ tiên của chúng ta trên hoang mạc, não bộ hạn chế hoạt động giúp ta thoát khỏi con sư tử - nhưng bây giờ con sư tử chỉ là một tờ giấy thi hay một mục tiêu nhằm giảm cân, tìm bạn đời, tạo doanh số bán hàng. Sức sáng tạo và mục tiêu hành động của chúng ta bị ghìm giữ khi ta cần chúng nhất!

Bước đi nhỏ của phương pháp Kaizen là một giải pháp từ từ cho bộ não. Thay vì mất hàng năm trời tìm hiểu tại sao mình lại sợ nhìn thẳng và giành được mục tiêu lớn trong công việc, bạn có thể sử dụng phương pháp Kaizen đi vòng quanh hoặc vượt qua nỗi sợ hãi này. Những mục tiêu nhỏ, dễ làm - như nhặt lên và cất đi một cái kẹp ghim trên bàn bừa bãi - đã làm bạn nhón chân qua vùng hạch hạnh, ru nó ngủ và tắt chuông báo thức. Khi bạn tiếp tục những bước đi nhỏ và vỏ não bắt đầu hoạt động, bộ não sẽ tạo ra “phần mềm” cho nhu cầu muốn thay đổi của mình, thực sự dọn đường cho các nơ-ron thần kinh và xây dựng thói quen mới. Rất nhanh chóng, tư tưởng chống đối lại sự thay đổi sẽ yếu dần đi. Một khi bạn bị ám ảnh bởi sự thay đổi, phần mềm trong não bạn thúc đẩy bạn vươn tới mục đích chính của mình hơn cả mong đợi.

Kaizen giúp bạn đánh bật nỗi sợ hãi theo cách riêng. Khi bạn hoảng sợ, não được lập trình hoặc bỏ chạy hoặc tấn công - điều này không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn thực tế nhất. Ví dụ, bạn là nhà viết nhạc, bạn sẽ không viết được nếu không đứng dậy khỏi bàn phím, thoát ra khỏi sự sợ hãi và bế tắc và thay vào đó. Đi xem tivi. Những việc làm nhỏ bé (chỉ viết vài ba nốt nhạc thôi) sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cần viết được cái gì đó và xả bớt áp lực. Khi đồng hồ cảnh báo tắt dần, ta sẽ tiếp cận lại vỏ não, khơi dòng sáng tạo tiếp tục chảy.

Áp lực … … Hay lo sợ?

Trong thuật ngữ y học hiện đại, người ta gọi cảm giác được tạo ra bởi một cách thức mới hay một mục tiêu mới là áp lực (Stress). Trong quá khứ, nó được gọi bằng cái tên rất cũ và quen thuộc: nỗi lo sợ (fear). Kể cả bây giờ, tôi nhận thấy những người thành công nhất lại là những người dám nhìn thẳng vào nỗi sợ. Thay vì nói những từ như: lo lắng, áp lực hay khủng hoảng, họ chỉ sợ nhận trách nhiệm và thách thức. Jack Welch, một cựu giám đốc điều hành của tập đoàn điện tử General Electric: “Những người lãnh đạo ai cũng phải về nhà vào buổi tối và vật lộn với một nỗi sợ: Có phải mình sắp thổi tung cái nơi này lên không?” Chuck Jones, người sáng lập hãng Pepe le Pew và Wile E. Coyote, nhấn mạnh rằng: “Sợ hãi là một yếu tố quan trọng đối với bất cứ công việc sáng tạo nào.” Và Sally Ride, nhà du hành vũ trụ, đã không ngần ngại mô tả chân thực nỗi sợ hãi: “Tất cả những cuộc phiêu lưu, nhất là tới vùng đất mới đều đáng sợ.”



Làm thế nào để những bước đi nhỏ trở thành bước nhảy lớn?

Não chúng ta được lập trình để chống lại sự thay đổi. Bằng những bước đi nhỏ, ta có thể nối lại hệ thống thần kinh một cách hiệu quả để làm được những điều sau:

Thoát khỏi lá chắn của sự sáng tạo
Vượt qua phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy.
Tạo sự liên kết mới giữa các nơ-ron, vì vậy não có thể hăng hái nhận nhiệm vụ đổi mới nhanh chóng đạt tới mục tiêu.
Trích Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời: Triết lý Kaizen – Robert Maurer

Sống tích cực mỗi ngày (7) - W.Clement Stone
08/09/2010

Tự gợi ý những điều tốt đẹp
Nếu bạn được giới thiệu với W.Clement Stone, và khi bắt tay bạn hỏi “Anh khỏe không?” thì tôi biết chắc câu trả lời của Stone sẽ là: “Tôi rất khỏe! Rất hạnh phúc! Tất cả đều rất tuyệt vời!”. Ông sẽ nói những lời ấy với tất cả niềm hào hứng và phấn khởi.


Stone nhắc lại lời của Napoleon Hill: “Điều gì tâm trí có thể ý thức và tin tưởng thì nó có thể thực hiện được nhờ thái độ tích cực. Những suy nghĩ và thái độ trong tâm trí sẽ được phản ánh qua sức khỏe thể chất bên ngoài. Chúng ta biến những ý nghĩ về sự nghèo nàn và thất bại thành thực tế cũng nhanh như đối với những tư tưởng về giàu sang và thành công. Khi biết xem trọng bản thân và rộng lượng, cảm thông với người khác, chúng ta cũng hút về phía mình lòng kính trọng, lòng bao dung và chiến thắng”.
Đây là khía cạnh cho thấy những động lực tự bản thân tạo ra có vai trò rất quan trọng. Chúng có thể đến trong tâm trí bất cứ khi nào bạn cần. Chẳng hạn, khi bạn muốn xóa bỏ hoặc giảm bớt nỗi sợ hãi, khi bạn muốn dũng cảm hơn để đối diện với khó khăn, hoặc khi bạn muốn biến những bất lợi thành thuận lợi, muốn giải quyết những vấn đề nghiêm trọng và làm chủ cảm xúc của mình.
Để thực hiện được những điều này, Stone thường lặp đi lặp lại thành tiếng những động lực ông tự tạo ra nhằm gia tăng sức mạnh của chúng, và ông cũng muốn lan truyền đến mọi người hiệu quả và ảnh hưởng của những động lực đó.
Dù gặp hoàn cảnh nào, dẫu có là những thất bại chăng nữa, nếu bạn tìm cho bản thân một hướng suy nghĩ tích cực thì khi đó, bạn đã bước bước chân đầu tiên để tiếp nhận sức mạnh từ những động lực do bạn tạo ra. “Chỉ có những người có tinh thần tích cực mới nhận ra rằng, trong mỗi thất bại đều có hạt giống của cơ hội!” – Stone nhận xét. – “Tôi thật may mắn vì đã gặp được rất nhiều rắc rối mà nhiều người phải bất lực. Nhờ có thái độ tích cực và biết giữ tâm trí mình kiên định với mục tiêu để ra, tôi đã may mắn biến những khó khăn ấy thành cơ hội cho mình”.
Người duy nhất có thể mở ra cánh cửa tiếp theo cho cuộc đời bạn không ai khác là chính bạn, vậy thì bạn còn chờ đợi điều gì?

Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, Jr.

Sống tích cực mỗi ngày (6) - W.Clement Stone
02/09/2010

Xây dựng lòng khoan dung, độ lượng
Tinh thần sống tích cực cho bạn sự linh hoạt để hòa hợp và sống chung với những người có quan điểm sống khác nhau. Trong thời đại chúng ta, những bất đồng ý kiến, quan điểm là vấn đề thường xuyên xảy ra, gây nên tranh cãi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể tôn trọng lẫn nhau để tìm ra những giải pháp tốt nhất mà cả đôi bên cùng có lợi.


Bạn sẽ gặp phải những người có suy nghĩ khác bạn. Nếu bạn gạch tên họ khỏi danh sách bạn bè hay đồng nghiệp của mình, tức là bạn đang tự thu hẹp các mối quan hệ của mình lại và lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ là người bị tổn thương nhiều nhất.
Stone kể lại câu chuyện về một nữ tiếp thị trẻ tuổi, năng nổ. Cô đã đến gõ cửa một hiệu giày với hy vọng bán được bảo hiểm cho ông chủ này. Cô gái đi cùng với một giám đốc, vì thế mức độ quan trọng của việc bán được hàng càng cao. Cô muốn tạo ấn tượng tốt với vị giám đốc.
Nhưng người chủ cửa hiệu không hứng thú với chuyện mua bảo hiểm, và chẳng ngần ngại nói thẳng cho cô gái biết điều đó. Không kiềm chế được phản ứng của mình, cô gái đáp lại: “Tôi sẽ không bao giờ đến cửa hàng của ông để mua đôi giày nào nữa!”.
Phản ứng của cô là điều dễ hiểu, nhưng không lịch sự và hiệu quả chút nào. Khi họ đã ra khỏi cửa hiệu, vị giám đốc đã chỉ cho cô thấy ngay rằng, người chủ tiệm giày đã lịch sự dành cho cô thời gian quý giá của ông, vì thế, cô nên tỏ lòng biết ơn ông ta. Có thể phản ứng ngày hôm nay của cô sẽ để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp trong suy nghĩ của người chủ tiệm về bất cứ người tiếp thị nào sau này.
Đây là tác động to lớn mà những phản ứng cố chấp thường để lại: khiến người nói lẫn người tiếp nhận đều cảm thấy khó chịu. Stone thường nói: “Nếu bạn là người dễ bị tổn thương, thì bạn rất có thể cũng là người dễ làm tổn thương người khác. Những suy nghĩ tiêu cực của bạn tạo ra lực tác động xấu thay đổi hướng suy nghĩ của người tiếp nhận. Họ sẽ dần dần chuyển hướng suy nghĩ sao cho giống bạn. Nếu bạn ít khi hoặc không bao giờ bị tổn thương về cảm xúc thì tôi chắc rằng, bạn là người lạc quan, tích cực, tinh tế trong cảm nhận và cảm xúc của người khác và bạn sẽ hướng những phản ứng của người khác di theo lối tích cực như mình”.
Stone nhớ lại:
“Cách đây vài năm, tôi học được một kinh nghiệm. Khi ây tôi đang ngồi ở bàn làm việc của mình, đầu bàn kia là một người bán hàng đang rất giận dữ về chuyện gì đó. Tôi hỏi chuyện anh ta và luôn tự nhủ “Mình phải thật kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn” để không bị lôi cuốn vào cơn giận của anh ta lúc đó. Chỉ một lúc sau, giọng anh ta đã dịu lại, vì khi càng nói thì anh ra càng nhận ra mình đang sai. Anh dần tĩnh tâm và trở nên điềm tĩnh hơn trong lời nói.
Nếu có ai đó đang giận dữ thì đừng để mình bị cuốn vào những cảm xúc ấy, thay vào đó hãy bình tĩnh nhằm làm dịu hoàn cảnh đó xuống”.
Nếu cảm thấy khó khăn khi bất đồng ý kiến với người khác, bạn có thể học theo cách Stone đã đối xử với những lời phàn nàn ông nghe được về người khác đã được trình bày ở Bước 5. Bạn hãy ép mình tìm ra năm điểm tốt về người khác mà bạn không thích. Sau đó, tự hỏi mình xem năm ưu điểm ấy có dù cho bạn vui vẻ hợp tác với người ấy để cùng nhau tìm kiếm ích lợi đúng không? Đó là những gì bạn cần phải làm để hình thành thói quen về sự bao dung, độ lượng.

Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, J

Sống tích cực mỗi ngày (5) - W.Clement Stone
25/08/2010

Hãy vui lên, và làm mọi người hạnh phúc!
Niềm vui có khả năng lan truyền rất nhanh và rộng. Nếu bạn đến dự buổi tiệc và gặp hai nhóm người, một nhóm luôn vui vẻ cười đùa, nhóm còn lại tỏ ra ủ rũ, khó chịu, bạn muốn gia nhập nhóm nào?


Nếu bạn tỏ ra nỗ lực để vui sống thì những người xung quanh cũng sẽ trở nên vui tươi, hạnh phúc. Đó là nguyên tắc đơn giản, nhưng lại bị nhiều người quên lãng. Cảm thấy hạnh phúc khi mọi chuyện xảy ra như ý muốn là điều dễ dàng, nhưng vẫn vui vẻ hài lòng khi gặp chuyện trái ý còn quan trọng hơn.
Stone rất thích câu chuyện về cụ bà Nedrow. Vào cuối đời, bà bị mù và ban đầu rất cay đắng, khổ sở về việc này. Nhưng rồi, bà cố gắng để chấp nhận; và từ đó, bà chỉ còn cố gắng để thay đổi một điều duy nhất trong khả năng thay đổi của mình: thái độ.
Một người cháu của bà Nedrow kể với Stone: “Bà động viên tôi vào mỗi tối hãy tạ ơn Thượng đế về những điều tốt đẹp tôi nhận được trong ngày. Khi thức dậy, hãy cảm tạ Ngài về mọi điều tốt lành sẽ đến trong đời tôi. Bằng cách đó, tôi bắt đầu một ngày mới với cảm giác về sự đầy đủ và hài lòng hơn là lo lắng về những điều tôi không thể thay đổi. Tôi đã biết chủ động suy nghĩ về những điều mà trước đây, tôi không muốn thay đổi: những điều tôi yêu thích, những người yêu mến tôi, những vận may đến với tôi. Dù không hiểu rõ thái độ tích cực là gì, nhưng bà đã dạy tôi bắt đầu mỗi ngày mới bằng tâm hồn lạc quan và đầy lòng biết ơn”.
Stone biết sức ảnh hưởng của niềm vui cũng như toàn bộ cuộc đời của con người. Một lần, ông giúp một giám đốc kinh doanh trẻ vượt qua những khó khăn trong mối quan hệ với mọi người. Chàng trai này rất nhạy cảm với những điều liên quan đến công việc cũng như những lợi ích liên quan đến kinh doanh. Nhưng về mặt xã hội và trong quan hệ với nhân viên, anh không hề nhạy cảm. Anh thường nhận được những phản ứng chống đối của người khác mỗi khi anh tranh luận với họ. Mọi người không thích thái độ hung hăng và ích kỷ của anh, và anh cũng cảm thấy khó chịu với cách phản ứng của họ.
Để giúp chàng trai vượt qua điều này, Stone kể cho anh nghe câu chuyện về bà Nedrow. Ông nói:
- Cậu là một giám đốc kinh doanh giỏi! Và cậu cũng sẽ trở thành một con người thân thiện, hòa nhã, được mọi người nể trọng nếu thay đổi thái độ đối xử với nhân viên, bằng cách cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói của mình.
Ban đầu, vị giám đốc trẻ phản ứng lại điều Stone đề nghị. Điều đó cũng cũng là điều dễ hiểu! Nhưng trong hoàn cảnh này, anh ta thật sự muốn cứu lấy bản thân. Anh hỏi:
- Ông có cách gì không?
Stone trả lời:
- Hãy dùng phương pháp tự kỷ ám thị. Lặp đi lặp lại 50 lần mỗi sáng và 50 lần mỗi tối từ bảy đến mười ngày với tất cả cảm xúc và sự tập trung vào những điều sau: “hãy làm cho người khác thấy những điều mình muốn họ làm cho mình. Đừng nói hay làm cho người khác điều mà mình muốn họ nói hoặc làm với mình”. Cậu không đủ thông minh để biết cách làm cho mình được mọi người đón nhận. Hãy quan tâm đến cảm xúc của người khác mỗi khi muốn nói với họ điều gì.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những điều thú vị bắt đầu xảy ra. Trợ lý, đồng nghiệp, nhân viên, bạn bè đều nhận ra sự thay đổi nơi anh. Nhưng quan trọng hơn cả, cuộc sống tinh thần của anh đã chuyển biến theo hướng tích cực rõ ràng - vì anh đã thay đổi được thái độ của mình.
Lẽ dĩ nhiên, lời khuyên của Stone có thể đã không hiệu quả đến thế nếu như chính ông không trở thành bằng chứng sống động về sự lạc quan và tin yêu cuộc sống. Đó mới chỉ là một trong những lợi ích lớn lao của niềm vui. Bạn hoàn toàn có khả năng ảnh hưởng đến người khác để mang lại điều tốt đẹp cho họ.

Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, Jr.



Sống tích cực mỗi ngày (4) - W.Clement Stone
19/08/2010

Tự kiểm điểm để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Ai cũng có những suy nghĩ tiêu cực trong lòng, vì bản chất của con người là ngờ vực và sợ hãi. Nhưng đối với người thành công thì có điều ngược lại: nhận biết những suy nghĩ tiêu cực và loại bỏ chúng.


Khởi đầu sự nghiệp của Stone không hề dễ dàng. Trước khi thành công và nổi tiếng như hiện nay, Stone đã khởi nghiệp bằng nghề bán bảo hiểm. Mẹ ông mua một đại lý ở Detroit và cho cậu con trai đúng một ngày để nghiền ngẫm tất cả những điều liên quan đến chính sách bán hàng.
Ngày đầu tiên, Stone chỉ bán được hai loại bảo hiểm. Ngày thứ hai, con số bán được tăng lên bốn. Ngày thứ ba là sáu. Tuy tiến bộ từng ngày nhưng ông vẫn cảm thấy ngần ngại vào mỗi buổi sáng khi đến giờ làm việc. Ông nhớ lại “Tôi đã không thắng được nỗi sợ hãi mỗi khi mở cửa văn phòng”.
Nhưng sau đó để tự trấn an mình, ông tự nhủ: “Những ai cố gắng đều sẽ đạt đến thành công. Nếu đang đứng ở một nơi mà khi thua cuộc không bị mất gì, còn nếu thắng sẽ được gấp bội, thì bằng mọi giá, tôi sẽ thử và cố gắng hết sức”.
Chính ý tưởng này là động lực cho ông vững bước trên con đường của mình. “Tuy nhiên, để làm được điều đó với hiệu quả cao nhất, tôi đã đặt cho mình một khẩu hiệu: ‘Hãy làm ngay!’. Nhờ cách này, tôi ép mình vào thói quen phải hành động, không được do dự hay ngần ngại trước bất cứ hoàn cảnh nào”.
Để vượt qua nỗi sợ hãi, bạn phải cần đến lòng dũng cảm, sự bền bỉ và quyết tâm. Mỗi yếu tố này đều giúp bạn hình thành thói quen suy nghĩ và hành động. Dù không nhận ra nhưng tinh thần bạn luôn tiềm tàng sức mạnh của lòng can đảm, kiên trì và quyết tâm. Mỗi khi sử dụng bất cứ sức mạnh tiềm ẩn nào, đó là lúc bạn bắt đầu phát triển thói quen đấy. Và nếu lặp đi lặp lại một điều gì đó, bạn sẽ có thói quen về điều ấy. Khi bạn phát triển thói quen đặt ra mục tiêu, bền tâm, vững trí, can đảm, mạnh mẽ, chịu đựng để đạt được mục tiêu, bạn sẽ làm được.
Thật ra, việc tập luyện hàng ngày sẽ giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng tự đặt ra cho mình. Nó lập trình cho tâm trí bạn thoát khỏi những khó khăn, thất bại trước mắt và không bị chìm vào những suy nghĩ không mấy tốt lành. Dù vậy, ngay cả những người luôn sống và làm việc trong bầu không khí tích cực cũng vẫn đôi khi thấy trong mình dậy lên những cơn sóng tiêu cực.
Một trong những cách khiến tình trạng này trở nên dễ dàng xảy ra là khi bạn thể hiện thái độ tiêu cực qua lời phàn nàn về người khác. Hạ thấp người khác bằng cách chê bai họ là dấu hiệu của mình tinh thần đang dần suy sụp. Nếu bạn nghĩ nhờ đó mà có thể tự nâng mình lên, hay người khác sẽ nghĩ bạn tốt đẹp hơn, thì bạn đã sai lầm. Bạn chỉ đang tự lừa gạt chính mình thôi.
Là người quản lý lực lượng nhân viên bán hàng hùng hậu, Stone thường nghe các nhân viên của ông xì xầm về nhau. Mỗi khi nghe ai đó sắp nói xấu đồng nghiệp hay thậm chí muốn vạch ra một nhược điểm nào đó, Stone sẽ nói: “Dừng lại ngay đi! Anh hãy tìm năm điều tốt về người ấy để nói tôi nghe trước đã, rồi sau đó hãy nghĩ tiếp xem anh có còn muốn nói gì khác nữa không!”.
Đây quả là kỹ năng tuyệt vời, nó hướng chúng ta luôn nhìn vào mặt tốt của vấn đề. Mỗi khi tìm ra được năm điều tốt để nói thì những điều xấu kia sẽ không còn gì là quan trọng nữa.
Tương tự, bạn cũng có thể áp dụng bí quyết này mỗi khi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện trong đầu mình. hãy tìm ra năm điều tốt đẹp về bất cứ hoàn cảnh không thuận lợi nào bạn gặp phải, bạn sẽ khám phá ra rằng, bạn đã nhanh chóng quên đi những lời than thở mà trước đó muốn thốt ra.

Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, Jr

Sống tích cực mỗi ngày (3) - W.Clement Stone
11/08/2010

Sống theo quy tắc vàng
Hãy làm cho người khác điều bạn muốn họ làm cho mình. Từ khi còn nhỏ, hẳn bạn đã nghe điều này nhiều lần rồi. Có thể nó quen thuộc đến mức nhàm chán, đến mức bạn không còn cảm nhận gì về ý nghĩa ẩn chứa bên trong. Nếu bạn để cho mình rơi vào tình trạng thiếu linh hoạt ấy thì bạn đang bị đánh lừa về sự hiểu biết và lợi ích mà ý tưởng nền tảng của thái độ tích cực này đem lại được.


Trên con đường kinh doanh của mình, Stone đã gặp và tiếp xúc với hàng ngàn khách hàng, đối tác, cùng những nhân viên làm việc cho ông. Trong mối quan hệ với họ, ông luôn tỏ ra hào phóng và sẵn sàng giúp đỡ bất cứ khi nào có thể. Thỉnh thoảng, báo chí đưa tin về một gia đình mới bị sập nhà, hay một cặp vợ chồng mới bị cướp tiền bên ngoài thị trấn, thì vài hôm sau, đã có bài đưa tin về một nhà từ thiện âm thầm tặng quần áo cho gia đình ấy, hay hỗ trợ một ít tiền giúp đỡ cặp vợ chồng kia trở về nhà …
Khi nói về những việc làm của mình, ông tâm sự: “Chúng ta càng kiếm được nhiều tiền thì chúng ta càng phải chia sẻ với người khác. Điều tôi biết chắc là những người thành công thật sự luôn lấy việc chia sẻ làm bài tập cho mình. Từ những trải nghiệm bản thân, họ biết rằng, khi bạn cho đi bằng lòng nhiệt tâm – khi bạn làm một việc tốt không vụ lợi – thì bạn sẽ nhận được niềm vui đặc biệt hơn. Cho đi càng nhiều, bạn càng sống vui tươi và phấn khởi”.
Sống theo quy tắc vàng, Stone không giam hãm đời mình trong những ý nghĩ hạn hẹp. Ông đã quyên góp cho những tổ chức, các cá nhân những khoản tiền khổng lồ, trong đó có nhiều đoàn thể khác nhau, như Trung tâm Mỹ - Ấn, Câu lạc bộ nam nữ Hoa Kỳ, Nhà hát kịch trữ tình Chicago, Bệnh viện Tai mắt Massachusetts …
Có người đã hỏi rằng, liệu ông có sợ bị người khác lợi dụng lòng hào hiệp để kiếm tiền không. Stone mỉm cười và trả lời đơn giản rằng: “Tôi chẳng bao giờ có thể biết được người đến với tôi là một kẻ cơ hội hay là người mà Thượng Đế gửi đến. Nhưng tôi luôn hành động như thể họ xuất hiện vì Thượng đế muốn tôi giúp họ. Tôi không bao giờ có thể từ chối những điều tốt lành mà họ sẽ đem đến cho tôi”.
Có lẽ bạn chưa được thành công để phóng khoáng về tiền bạc như lòng bạn muốn, nhưng bạn có thể cho đi thời giờ, nhiệt huyết và lòng cảm thông cho những ai cần đến mình, và cả những ai không yêu cầu được giúp đỡ. Nếu kính trọng và công bằng đối với mọi người, bạn có cơ sở vững chắc để mong được người khác đối xử lại như vậy. <!--[endif]-->
Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, Jr

Sống tích cực mỗi ngày (2) - W.Clement Stone
04/08/2010
Tập trung vào những điều mình thích và tránh điều ngược lại
Bước này là kết quả theo logic của bước đầu tiên, là cách áp dụng cụ thể khái niệm sống tích cực. Trong bước này, bạn cần phải thường xuyên chú ý và tập luyện để có được lợi ích hai mặt:
1. Giải thoát mình khỏi sự lo lắng, sợ hãi,
2. Bắt đầu tạo ra những hoàn cảnh cần thiết để đạt được điều bạn muốn.


Theo Stone: “Từ bẩm sinh, chúng ta đã có xu hướng nghiêng về những điều tiêu cực. Chúng ta phải liên tục nghe người lớn cấm đoán điều này điều nọ, và được giải thích rằng tại sao không nên làm điều đó. Vì thế chúng ta phải mất nhiều công sức, ý thức, và nỗ lực mới có thể làm chủ được những ảnh hưởng tiêu cực”
Và ông nói thêm: “Sự khác biệt giữa thành công và thất bại, giữa hạnh phúc và đau khổ tùy thuộc vào suy nghĩ của bạn tích cực hay tiêu cực. Thái độ là một trong số những điều ít ỏi trong đời mà bạn hoàn toàn có thể làm chủ”.
Stone gợi ý những bí quyết nho nhỏ giúp hướng tâm trí về suy nghĩ tích cực khi gặp những hoàn cảnh mà sự tiêu cực tràn ngập đến mức muốn nuốt chửng bạn.
● Hãy thật hăng hái và hào hứng: Tập trung vào công việc trước mắt, như một vận động viên điền kinh chuyên nghiệp tập trung chạy, hay một diễn viên đặt hết tâm hồn vào vở diễn. Bạn có mặt ở đó là để chiến thắng – hãy cho phép bản thân bạn nếm trải niềm vui của người chiến thắng.
● Hãy tin tưởng vào bản thân: Cũng như một người bán hàng, bạn nên biết rằng, dù có gặp phải khó khăn ban đầu nhưng cuối cùng, “món hàng” cũng sẽ được bán đi. Điều khiến bạn bận tâm là vì sao người ta không cần đến sản phẩm hay dịch vụ của mình. Hãy đóng vai người bán hàng với sự tự tin vì biết bạn có trách nhiệm về những người bạn sẽ gặp, và chắc chắn bạn sẽ bán được hàng.
● Giải tỏa căng thẳng: Nếu bạn âu lo, sợ hãi, hoặc gặp khó khăn trong việc làm chủ cảm xúc, hãy tìm cách lấy lại quân bình. Không phải cảm xúc cũng cần đến lý luận, mà luôn là đối tượng của hành động! Một trong những cách hữu hiệu là cười lên, và nhớ đến nụ cười, niềm vui hiện lên trên cả ánh mắt và khuôn mặt bạn. Hãy vui đùa và dí dỏm để xua đi căng thẳng, âu lo. Cách này cũng giúp người khác được giải tỏa nữa, vì họ cũng sẽ cười với bạn. Bất kể cảm giác của người khác là gì, bạn luôn có sức mạnh để tác động đến phản ứng của họ bằng lời nói, biểu hiện và hành động của mình.
Stone là một chuyên gia trong việc áp dụng những kỹ năng này vào trong cuộc sống lẫn công việc. Ông luôn mang nụ cười trên môi, và luôn bắt đầu buổi họp bằng cách chia sẻ ít nhất là năm tin vui, dù với bạn giám đốc hay với nhân viên bán hàng. Ông tìm ra được sự phấn khởi trong tất cả những sự kiện mới, dùng chúng để nhóm lửa cho chính mình và lan truyền ngọn lửa tới những người xung quanh. Có thể trong buổi họp, ông phải đề cập tới những điều không hay đã xảy ra, nhưng dù mục đích buổi họp là gì, ông cũng bắt đầu bằng cách hướng tâm trí mọi người vào những điều tốt đẹp hiện hữu.
Một điều khác nữa mà Stone cho thấy sức mạnh của ông trong việc làm chủ tâm trí mình là trong suốt nhiều năm tôi được biết ông, như một người bạn và một cộng sự, tôi chưa bao giờ nghe ông thốt ra điều gì nặng nề hơn chữ “lũ chuột” khi phải đón nhận những tin xấu nhất. Đối với một triệu phú đa năng, luôn đón nhận nhiều tin cả vui, buồn về doanh thu lẫn lợi tức, thì ông quả là một tấm gương về tài điều khiển tâm trí mình.
Đôi lúc, chúng ta cũng hay thốt ra những lời độc địa khi nhận những tin bất lợi hoặc trong cơn giận dữ và thất vọng. Đó là kết quả của việc bày tỏ cảm xúc một cách tự phát, không qua rèn luyện. Do đó, chúng ta càng kính nể khả năng điều khiển cảm xúc của Stone, nó là bằng chứng rõ ràng về mức độ tôi luyện và giữ gìn tinh thần sao cho luôn tích cực trong mọi tình huống.
Mỗi khi bạn đón nhận thất bại với một tinh thần tự chủ thì cũng có nghĩa là bạn củng cố thêm một lần nữa thái độ tích cực của mình. Khi ấy, bạn có cơ hội đào luyện tâm trí mình để nó thêm khỏe mạnh và tăng hiệu suất hơn trước. Thái độ tích cực là một quá trình cần luyện tập thường xuyên cho đến khi trở thành thói quen, có khả năng biến những nghi ngờ về bản thân thành tự tin.
Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, J

Sống tích cực mỗi ngày
28/07/2010



Thái độ sống tích cực có sức mạnh vô song, nó có thể đưa bạn đạt đến bất kì đỉnh cao nào. Nó đã từng đưa vô số người bình thường trở nên giàu có, thành công và hạnh phúc.
<!--[endif]--> <!--[endif]-->




Bí quyết 10 bước để thiết lập Tư duy tích cực:
Bước 1: Làm chủ tâm trí bằng niềm tin vững chắc
Bước 2: Chỉ suy nghĩ về những điều mình thích Phần 1 | Phần 2
Bước 3: Sống theo quy tắc vàng
Bước 4: Tự kiểm để loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Bước 5: Hãy vui lên!
Bước 6: Sống khoan dung, độ lượng
Bước 7: Tự gợi ý những điều tốt đẹp
Bước 8: Sự sáng suốt nội tâm của lời cầu nguyện
Bước 9: Đặt ra mục tiêu
Bước 10: Tìm hiều, suy nghĩ và lên kế hoạch từng ngày

Một trong những ví dụ điển hình nhất về hiệu quả của thái độ sống tích cực là W.Clement Stone - cựu Tổng giám đốc tổ chức Napoleon Hill, một triệu phú tự thành đạt, người luôn xem việc tập sống tích cực là việc phải làm trong mọi hoàn cảnh. Cuộc đời ông là bằng chứng sống động nhất về tác động của thái độ sống cầu tiến và lạc quan.
Nhìn ở bất kì góc độ nào thì cuộc đời của Stone cũng được xem là thành đạt. Ông đã sống hơn 95 năm, trong đó phần lớn cuộc đời ông sống trong hạnh phúc, giàu sang, được mọi người kính trọng và bên người vợ hết mực thương yêu. Ông là chủ tịch danh dự của công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, ông đến biết đến như một nhà triệu phú đa diện. Ông đã ủng hộ các hoạt động từ thiện và giúp những người khó khăn với số tiền hàng trăm triệu đôla.
Bên cạnh đó, Stone còn là tác giả của ba quyển sách chia sẻ những thành công trong ý tưởng sống tích cực với mọi người, và đã có hàng ngàn người cũng từ những kinh nghiệm đó mà đạt được thành công trong cuộc đời. Qua lời nói và việc làm của mình, ông chứng minh cho mọi người thấy điều kỳ diệu có thể xảy ra khi có thái độ tích cực.
Chúng ta hãy cùng xem lại một lần nữa 10 bước về thái độ sống tích cực, và xem W. Clement Stone đã thực hiện từng điều một như thế nào. Khi soi vào cuộc đời ông, bạn có thể sẽ sáng tạo được nhiều cách khác để sử dụng sức mạnh của tinh thần tươi vui, lạc quan cho mình.
Bước 1: Làm chủ tâm trí bằng niềm tin vững chắc
Hãy nghe những gì Stone nói về ý tưởng làm chủ tâm trí của mình:
“Đã một thời tôi là người say mê thu lượm các ý tưởng và những câu danh ngôn có khả năng đi ngay vào ý thức đánh bại những tư tưởng tiêu cực vẫn thường gặp phải trong cuộc sống…
Từ thời niên thiếu , tôi đã chủ động tự đào luyện mình tránh được thái độ tiêu cực lây lan từ người khác. Nếu có ai bảo tôi: “Chuyện đó là không thể” hay “Cậu không làm nổi chuyện đó đâu” thì ngay lập tức, tiềm thức tôi lóe lên ý nghĩ và chuyển nó vào ý thức một cách tích cực thế này: “Đối với ông ta thì không thể, nhưng đối với mình thì có thể!” Tôi đã rèn luyện mình nhiều đến nỗi nó đã trở thành phản xạ tự nhiên và tức thì.”
Dưới đây là một vài ý tưởng mang tính chủ động của Stone:
Hành động tự nhiên và tức thời

Chúng ta đang gặp rắc rối - thế là tốt lắm!


Hãy nhắm đến một mục tiêu thật cao!


Những nghịch cảnh hàng ngày luôn ngầm ẩn một hạt mầm cơ hội cho những ai biết sống tích cực!


Những ai cố gắng và bền tâm rèn luyện tinh thần tích cực sẽ gặt hái và giữ được thành công!

Đây là những điều chính yếu thể hiện quyền làm chủ tâm trí: Bạn lựa chọn thái độ bạn muốn để nhìn và đánh giá mọi việc, như Stone vẫn nói:
“Nếu có một tính cách được dùng để phân biệt người thành công với những người an phận trong thất bại và sai lầm, thì đó chính là tư duy tích cực. Nơi người tiêu cực nhìn thấy khó khăn thì người tích cực sẽ nhìn ra cơ hội. Tương lai của bạn sẽ trải rộng đến vô biên nếu bạn chọn lựa hướng suy nghĩ tích cực, và khi đó, bạn sẽ sớm khám phá ra rằng thu nhập cũng như mức độ giàu có hoàn toàn nằm trong tay bạn.”
Trích Chìa khoá tư duy tích cực – Michael J. Ritt, Jr


Phần trên cùng của cuống não gồm não giữa (mid brain), còn gọi là não động vật có vú. Khoảng ba trăm triệu năm cách đây, tất cả các loài động vật có vú, ở bất cứ dạng thức nào, đều có kiểu não này. Phần não giữa điều tiết nhiệt độ bên trong cơ thể, nuôi dưỡng tình cảm, điều khiển phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy giúp ta sống sót khi đối mặt với hiểm nguy.

Phần thứ ba của não bộ chính là vỏ não (cortex), phát triển khoảng một trăm triệu năm trước đây. Vỏ não chứa toàn bộ phần còn lại của não, đem đến những điều kỳ diệu cho con người. Văn minh, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc tất cả đều nằm ở đây. Đây là nơi diễn ra những suy nghĩ lý trí và khơi nguồn sáng tạo. Khi ta muốn thay đổi, hay muốn khởi động quá trình sáng tạo, cần phải tiếp cận khu vực vỏ não.

Sự bố trí ba vùng trong não không phải lúc nào cũng ổn thỏa. Ý chí mách bảo chúng ta nên giảm cân, nhưng sau đó, ngồi một lúc, ta ăn hết cả một túi khoai tây chiên. Hay khi ta cố gắng phát huy hết sức sáng tạo cho một dự án mới, đầu óc ta đờ ra như một khối bê tông.

Khi chúng ta muốn thay đổi nhưng nghiệm thấy khó khăn, bạn thường đổ lỗi cho khu vực trung não bị tê liệt, không còn làm việc được nữa. Ở khu vực trung não có cấu trúc hạch hạnh (amygdala). Cấu trúc hạch hạnh này tối quan trọng cho sự tồn vong của chúng ta. Nó điều khiển phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy, một cơ chế cảnh báo mà các loài động vật có vú khác cũng có. Nó được tạo ra để đánh thức các bộ phận khác trong cơ thể sẵn sàng hành động khi đối mặt với hiểm nguy trước mắt. Nhiệm vụ của nó là làm chậm hoặc dừng các chức năng khác như lý trí và sáng tạo có thể ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu hoặc chạy trốn của cơ thể.

Phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy có rất nhiều ý nghĩa. Nếu một con sư tử đang chuẩn bị tấn công bạn, bộ não sẽ không muốn bạn tốn thời gian thận trọng suy nghĩ. Thay vào đó, nó sẽ đóng toàn bộ những chức năng không cần thiết như tiêu hóa, tình dục, suy nghĩ, mà hướng cơ thể vào hành động. Hàng ngàn năm trước đây, khi con người đi khắp những khu rừng rậm và hoang mạc cùng với các loài vật khác, cơ chế này luôn xuất hiện đúng lúc mỗi khi con người có nguy cơ lạc ra khỏi mội trường an toàn và quen thuộc. Do chúng ta không thể chạy nhanh được, khả năng nhìn và đánh hơi không tốt khiến ta dễ trở thành con mồi của những động vật khác, vì vậy sự cẩn thận là điều quan trọng. Phản xạ đánh, hoặc bỏ chạy vẫn còn cần thiết đến ngày nay, ví dụ một chiếc xe hơi đi nhầm đường sắp lao vào bạn hay bạn cần thoát ra khỏi một tòa nhà đang bốc cháy.

Vấn đề thực sự của hạch amygdala và phản xạ chống trả, hoặc trốn chạy hiện nay là nó khởi động chuông cảnh bảo bất cứ khi nào chúng ta rời khỏi môi trường an toàn và quen thuộc. Bộ não được cấu tạo để bất cứ một thách thức, một cơ hội hay một nhu cầu mới đều nảy sinh sợ hãi ở những mức độ khác nhau. Khi thách thức là một công việc mới hay gặp một người mới, hạch hạnh cảnh báo các bộ phận khác trong cơ thể sẵn sàng hành động- và quá trình tiếp cận vỏ não, khu vực suy nghĩ của não bộ, bị hạn chế, đôi khi bị khóa chặt.

Bạn có thể trải nghiệm hiện tượng giống như khi bạn đang làm 1 bài kiểm tra. Bạn càng cho bài kiểm tra quan trọng và càng lo về kết quả bao nhiêu, thì bạn càng cảm thấy sợ bấy nhiêu. Sau đó, bạn nhận thấy rất khó tập trung. Câu trả lời dường như biến mất khỏi trí nhớ bạn.

Mục tiêu lớn Sợ hãi Hạn chế tiếp cận Vùng vỏ não Thất bại

Mục tiêu nhỏ Vượt qua sợ hãi Tiếp cận Vùng vỏ não Thành Công



Trích Bước đi nhỏ thay đổi cuộc đời: Triết lý Kaizen – Robert Maurer

Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết