WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chìa khoá tư duy tích cực (bước 5)

Go down

Chìa khoá tư duy tích cực (bước 5) Empty Chìa khoá tư duy tích cực (bước 5)

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Mon Jan 02, 2012 7:00 pm

Chìa khoá tư duy tích cực (bước 5)
10/06/2010


Bước 5: Hãy vui lên!
Để có thể sống vui, hãy thực hiện những hành động đem lại niềm vui! Vì bạn có thể nhờ suy nghĩ mà đổi mới cách hành động nên cũng có thể nhờ hành động mà tạo ra cho mình suy nghĩ mới.


Hãy biết thông cảm với người khác. Để trở thành người biết cảm thông, hãy biểu lộ sự thông cảm trong hành động. Hãy mỉm cười với bản thân và với thế giới.
Cuối cùng, bạn sẽ cảm nhận được sự hoà đồng và niềm vui bên trong một cách tự nhiên mà không cần phải cố gắng chú tâm vào nó nữa. Mọi người đều dễ nhận ra những con người tươi vui (và họ muốn gần gũi những người ấy). Bản chất cuộc sống sẽ thay đổi khi bạn xoá bỏ những suy nghĩ tiêu cực và hướng tâm trí vào những ý nghĩ, ký ức, trải nghiệm tốt đẹp, lành mạnh.
Nếu phải lo lắng thì hãy lo lắng một cách tích cực. Trong cuốn Psycho – Cybernetics, tác phẩm thuộc hàng best–seller, Tiến sĩ Maxwell Maltz nói với độc giả rằng hãy có những “lo lắng cầu thị”. Ông cho rằng tâm hồn lo âu là do phải suy nghĩ về những điều tồi tệ có thể xảy ra. Vì thế, cách tốt nhất để giải toả âu lo là tìm ra những điều tốt đẹp có thể đến.
Dưới đây là hai nguyên tắc cơ bản để tập “lo lắng cầu thị”. Bạn hãy viết chúng vào một mảnh giấy nhỏ và mang theo trong túi:
Điều tốt nhất có thể xảy ra trong hoàn cảnh này là …………………….. Điều này có thể xảy ra. Và cuối cùng thì khả năng thật sự xảy ra việc ……………………. là rất cao. Theo định kỳ, bạn hãy dùng một “liều thuốc lạc quan” theo hướng dẫn sau: Tưởng tượng ra kết quả bạn mong muốn đối với vấn đề của mình. Sau đó, tái hiện những ý tưởng này trong tâm trí để dần hình thành từ nội tâm sự tự tin và can đảm.
Maltz tin rằng tiềm thức chúng ta không phân biệt được kinh nghiệm từ trải nghiệm có thật với kinh nghiệm do chúng ta tưởng tượng ra. Để nhấn mạnh điều này, ông đưa ra bài tập sau: Mỗi ngày hãy dành ra một khoảng thời gian để nhắm mắt lại và nghĩ về kế hoạch đang hướng đến. Hãy hình dung chính bạn khi đã đạt được những mục tiêu đó. Tưởng tượng ra hình ảnh và hương vị của những điều bạn đạt được. Khi thấy tâm trí chìm trong nhưng suy nghĩ tiêu cực, hãy lập tức ra lệnh cho mình dừng lại. Sau đó, thay thế những hình ảnh ảm đạm đó bằng bức tranh về những điều bạn thật sự mong đạt được. Hãy thử và bạn sẽ thấy tác dụng của nó!
Cảm giác tuyệt vời mà bạn có được chính là thái độ sống vui tươi tích cực.


Thực hành: Ghi nhận những thành quả
Nghiên cứu sự thành công là việc cần thiết. Hãy ghi lại những chi tiết cụ thể bạn đã trải nghiệm và đi đến thành công, rồi tóm tắt chúng thành công thức chung. Việc nghiên cứu để đúc rút kinh nghiệm trong những lần thất bại cũng là việc đáng làm.
Tổng hợp những kinh nghiệm bạn hài lòng thành công thức. Chúng ta sẽ tạo thành những phương pháp, kỹ năng, kỹ thuật giúp bạn tái thiết lập thành công đó sau này, khi đã áp dụng chúng vào cuộc sống cá nhân, đời sống tâm linh, gia đình, xã hội, kinh doanh, chuyên môn hoặc đời sống cộng đồng. Bạn có thể phát triển những phương pháp này vào bất cứ điều gì bạn quan tâm để đạt được kết quả tốt nhất.
Bất cứ ai đã thử và tiếp tục nỗ lực sống tích cực sẽ tìm thấy sức khoẻ, hạnh phúc, sự giàu có và thành công mà mình mong muốn.
Hãy tự hào vì những thành quả bạn đạt được, vì gia đình, tôn giáo, đất nước của bạn, và vì tất cả những gì tốt đẹp đang hiện hữu.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần biết khiêm tốn và tự kiểm soát cảm xúc cá nhân. Người ta có quyền tự hào chính đáng về những thành quả có ý nghĩa tích cực mình đạt được, nhưng khoe khoang, khoác loác về những thành quả ấy là điều tiêu cực.
Trong tiếng Anh, một từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, có cả nghĩa tích cực và tiêu cực, và chữ “Proud” (tự hào - ngạo mạn) là một ví dụ điển hình. Tự hào là cảm xúc chính đáng về cái tôi cá nhân, về giá trị, danh dự và lòng tự trọng bản thân: nhưng lại mang nghĩa tiêu cực trong câu châm ngôn: “kiêu căng dễ vấp ngã, ngạo mạn dễ sẩy chân”.
Kiêu ngạo là cảm xúc thái quá về sự hơn người, tự trọng quá mức dẫn đến tự đại. Trong thực tế, những từ đồng nghĩa với nó là “kiêu căng”, “ngạo mạn”, “bất kính”, “hống hách”, “hợm hĩnh” và “khinh khỉnh”. Còn từ trái nghĩa là “khiêm nhường”.

Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết