WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kitô giáoBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm

Go down

Kitô giáoBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm  Empty Kitô giáoBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Tue Jan 03, 2012 11:40 am

Kitô giáoBách khoa toàn thư mở WikipediaBước tới: menu, tìm kiếm
Kitô giáo

Lịch sử
Chúa Giê-xu
Mười hai Sứ đồ
Đại Ly Giáo
Cải cách Kháng Cách


Ba Ngôi
Chúa Cha

Chúa Con

Chúa Thánh Linh


Kinh Thánh
Cựu Ước
Tân Ước

Giáo phái
Công giáo

Chính Thống giáo

Tin Lành




Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hoặc Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham[1][2][3][4], Abraham là tổ phụ của dân Do Thái và dân Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước[5]. Kitô hữu tin rằng Giêsu là con của Thiên Chúa và là Đấng Messiah của người Do Thái như đã được tiên báo trong Kinh thánh Cựu Ước. Là độc thần giáo (monotheistic)[6], hầu hết Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) tin rằng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong 3 thân vị (tiếng Hi Lạp: hypostasis) gọi là Ba Ngôi[7]. Kitô giáo bao gồm nhiều truyền thống tôn giáo với các dị biệt văn hóa cũng như hàng ngàn xác tín và giáo phái khác nhau. Trải qua hai thiên niên kỷ, Kitô giáo tự hình thành nên ba nhánh chính: Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương và Kháng Cách (Protestantism). Tính chung, đây là tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 2,1 tỉ tín hữu (chiếm khoảng 34% dân số thế giới).

Từ "Kitô" xuất phát từ chữ Khristos trong tiếng Hi Lạp, nghĩa là "Đấng được xức dầu", dịch từ chữ Messiah trong tiếng Hebrew. Từ "Kitô hữu" (Christian) có nghĩa là "người có Chúa Kitô hiện hữu (ở trong)", hay "người thuộc về Chúa Kitô".

Trong tiếng Việt, bên cạnh "Kitô" (như Kitô giáo) có gốc từ tiếng Hy Lạp như trên, và thường được sử dụng bởi tín đồ Công giáo, còn có "Cơ Đốc" (như Cơ Đốc giáo) có nguồn gốc từ chữ Nho (基督) và thường được những người theo đạo Tin Lành sử dụng. Trong khi người Công giáo dùng chữ "Kitô" để chỉ Giêsu, người Tin Lành thường dùng chữ "Christ". Ngoài ra, Thiên Chúa giáo cũng thường được sử dụng bởi những người ngoài Kitô giáo để chỉ Công giáo nói riêng và Kitô giáo nói chung.
Lịch sử[sửa] Khởi nguyênTheo kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva là tổ phụ của loài người, không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của "cây biết điều thiện điều ác" (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Thấy loài người mang tội, Thiên Chúa lại giáng sinh cứu rỗi cho loài người để loài người được về lại thiên đàng cùng Thiên Chúa.


Chúa Ki-tô vác thập tự giá, El Greco, 1580Vậy tâm điểm việc cứu rỗi của Kitô giáo là Chúa Giêsu, do đó trọng tâm của cuộc sống Kitô hữu là niềm xác tín rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa giáng trần (thuyết 3 ngôi)[8], là Đấng Messiah, và là Chúa Kitô. Danh hiệu "Messiah" có nguồn gốc từ tiếng Hebrew מָשִׁיחַ (māšiáħ), nghĩa là "đấng được xức dầu", chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp là Χριστός (Khristos).

Kitô hữu tin rằng, là Đấng Messiah, Giêsu được Thiên Chúa xức dầu để tể trị và cứu rỗi nhân loại, Giêsu đến để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah trong Cựu Ước. Trọng tâm của đức tin Kitô giáo là qua sự chết và phục sinh của Giêsu, con người tội lỗi được phục hòa với Thiên Chúa, nhờ đó mà nhận lãnh sự cứu rỗi và lời hứa được hưởng sự sống đời đời.

Trong khi những tranh luận thần học về bản thể của Giêsu vẫn đang tiếp diễn, thì phần lớn Kitô hữu tin rằng Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, Giêsu "là Thiên Chúa và là con người" trong ý nghĩa trọn vẹn của cả hai bản thể. Vì Giêsu là người nên phải trải qua những đau khổ và bị cám dỗ như con người bình thường, nhưng không hề phạm tội. Vì là Thiên Chúa, Giêsu đánh bại quyền lực sự chết và sống lại từ kẻ chết. Theo Kinh Thánh, Thiên Chúa đã khiến Giêsu sống lại từ kẻ chết,[9], đặt Chúa Giêsu ngồi bên hữu của Chúa Cha và Giêsu sẽ trở lại để làm ứng nghiệm lời tiên tri về Đấng Messiah như sự phục sinh, sự phán xét sau cùng và sự thiết lập Vương quốc của Thiên Chúa.

Kitô giáo được biết đến từ thế kỷ thứ nhất khi các môn đồ của Giêsu được gọi là Kitô hữu tại thành Antioch (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), nơi họ đến để lánh nạn và định cư sau những cuộc bách hại đầu tiên tại xứ Judea. Nền thần học của Kitô giáo sơ khai được thành lập và truyền bá bởi sứ đồ Phaolô và các sứ đồ khác.

Theo Tân Ước, Giêsu xưng mình là Đấng Messiah mà dân Do Thái vẫn hằng mong đợi, nhưng bị khước từ bởi dân chúng và giới cầm quyền và bị xem như là kẻ nổi loạn hoặc kẻ mị dân. Giêsu cũng bị buộc tội phạm thượng và bị kết án tử hình bởi chính quyền La Mã vào năm 30. Tuy nhiên Giêsu được Pontius Pilate, tổng đốc người La Mã, gọi là "Vua của dân Do Thái".

Theo các sách Phúc âm, người La Mã buộc tội Giêsu vì muốn xoa dịu sự bất bình của giới cầm quyền Do Thái, nhưng một số học giả cho rằng đó là cách mà Đế chế La Mã trừng phạt những người chống đối họ. Kitô hữu tin rằng Cựu Ước đã tiên báo cái chết và sự sỉ nhục mà Giêsu phải chịu như đã chép trong Tân Ước. Sách Isaia ngụ ý rằng Giêsu bị vả, nhổ, đấm vào mặt (Isaia 50.6, 52.14-15; Matthew. 26.67-68; Mark 14.65), bị đánh bằng roi (Isaia. 53.5; John 19.1; Matthew 27.26) cũng như bị sỉ nhục.

Kitô hữu xem sự phục sinh của Giêsu là nền tảng của đức tin và là biến cố quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại[10]. Theo Tân Ước, Giêsu là tâm điểm của Kitô giáo, bị đóng đinh trên thập tự giá, chết và chôn trong mộ, đến ngày thứ ba thì sống lại[11]. Theo ký thuật của Tân Ước, sau khi sống lại, Giêsu, trong những lần khác nhau tại những địa điểm khác nhau, đã đến gặp mười hai sứ đồ và các môn đồ, trong đó có lần xuất hiện trước sự chứng kiến của "hơn năm trăm người"[12], sau đó thì về trời.

Các sứ đồ của Giêsu là nhân chứng về cuộc đời, lời giảng và sự sống lại của Giêsu. Ngoài ra còn có nhiều môn đồ (đến 70 người) trong đó có Giacôbê, Mark, Luca, Mary Magdalene..., những người này theo Giêsu trong các chuyến du hành và họ chứng kiến khi Giêsu giảng dạy và làm nhiều phép màu. Sau khi Giêsu bị đóng đinh, các sứ đồ và các môn đồ khác công bố rằng Giêsu đã sống lại từ cõi chết và họ khởi sự rao giảng thông điệp mới. Các sứ đồ này đã viết các sách Phúc âm và các Thư tín.


Phao-lôTrong số 27 sách của Tân Ước, nhiều quyển được viết bởi Phaolô. Ông là tác giả của mười bốn thư tín và một số truyền thuyết cho rằng ông cũng là tác giả của Thư gửi tín hữu Do Thái. Phúc âm Luca và sách Sách Công vụ Tông đồ được viết bởi Luca, người chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phaolô. Phaolô là môn đồ của Gamaliel (Cv 22.3), một nhân vật có thanh thế trong toà công luận (Cv 5.34-40). Phaolô được xem như là nhà truyền giáo quan trọng nhất rao giảng thông điệp Kitô cho thế giới bên ngoài.

[sửa] Hội thánh sơ khai
Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết