WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Vai tròTôn giáo là một phổ quát văn hóa

Go down

Vai tròTôn giáo là một phổ quát văn hóa Empty Vai tròTôn giáo là một phổ quát văn hóa

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Tue Jan 03, 2012 11:38 am

Vai tròTôn giáo là một phổ quát văn hóa nên nó đóng vai trò quan trọng trong xã hội loài người. Các nhà xã hội học, dù là duy chức năng hay duy xung đột đều nhất trí rằng tôn giáo là một định chế xã hội và có các chức năng chính sau:

Chức năng tích hợp xã hội hay còn gọi là kết hợp xã hội: tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Từ xã hội nguyên thủy, những thành viên của xã hội đã có chung một vật tổ - biểu hiện hữu hình của sự gắn kết. Ngày nay, tất cả những đồng tiền giấy của nước Mỹ đều in dòng chữ: Chúng con tin tưởng tuyệt đối vào Chúa hàm ý sự đoàn kết tập thể dự trên niềm tin. Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho người ta ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ những giá trị tối hậu và những cùng đích nào đó để giữ họ chung lại với nhau.[5]. Trong những thời điểm khủng hoảng hay hỗn loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn. Tuy vậy, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng tích hợp, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc...cũng là chất keo gắn kết những thành viên của một xã hội. Mặt khác, cũng có khi sự "rối loạn chức năng" xảy ra, đó là lúc tôn giáo góp phần vào sự căng thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau. Thời Trung Cổ, niềm tin tôn giáo thúc đẩy tín đồ Cơ Đốc châu Âu tổ chức thành những đạo quân Thập tự chống lại tín đồ Hồi giáo phương Đông. Ngày nay, mâu thuẫn giữa các tín đồ Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo cũng góp phần vào sự bất ổn định chính trị của khu vực Trung Đông hay căng thẳng giữa các tín đồ Tin Lành với Thiên Chúa giáo ở Bắc Ireland; giữa các tín đồ Ấn Độ giáo với đạo Sikh ở Ấn Độ... Việc xung đột giữa các tôn giáo khác nhau cho thấy cái gọi là tôn giáo bản chất là không tồn tại, do cái gọi là tôn giáo một khi đã xuất hiện thì phải dựa trên một quan điểm nào đó, mà khi dựa trên một quan điểm nào đó thì đã có quan điểm đối lập với nó rồi, nếu có một tôn giáo khác dựa trên (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) một quan điểm đối lập thì hai tôn giáo trở thành (ít hoặc nhiều, một phần hoặc toàn bộ) mâu thuẫn với nhau. Chính vì thế, cái gọi là tôn giáo không phải là "TÔN GIÁO" theo đúng ý nghĩa thánh thiện và tối hậu của nó, thật sự có nơi mỗi tôn giáo.
Chức năng kiểm soát xã hội: tôn giáo không có chức năng kiểm soát xã hội, vì xã hội đối với tôn giáo chưa đủ "tiêu chuẩn" đáng để tôn giáo có thể xét đến, vì hiện tại nó quá nhiều khiếm khuyết về tính thánh thiện và đạo đức. Tuy nhiên, trong quá khứ, cũng từng có quan điểm sai lầm, trong đó có quan điểm duy xung đột, đặc biệt là của Karl Marx, tôn giáo ngăn cản sự biến đổi xã hội bằng cách khuyến khích những người bị áp bức vào các quan tâm ở thế giới khác, thay vì vào sự đói nghèo, hay sự bóc lột đang hiện diện. Quan điểm này cho rằng tôn giáo góp phần kiện toàn các định chế và trật tự xã hội như một tổng thể, duy trì hiện trạng của xã hội, giữ nguyên cấu trúc bất bình đẳng của nó cũng như củng cố lợi ích của tầng lớp thống trị. Thiên Chúa giáo dạy con người sự vâng lời và như vậy rất có thể nó làm cho những người bị áp bức không chống lại; hay hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ định hình cấu trúc xã hội của đại đa số người theo Ấn Độ giáo; những người cầm quyền thường viện dẫn tôn giáo để thực hiện quyền kiểm soát xã hội... Về điều này, có thể tóm tắt trong câu nói nổi tiếng của Karl Marx:
“ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân ”
—Karl Marx[6]


Và đó là một phát biểu sai lầm vì con người không phải chỉ là thực thể vật chất mà còn là một cấu trúc tâm linh nội tại, C. Mác và Ph. Ăngghen đã không nhận thức được điều này. Tuy nhiên, những nghiên cứu của Max Weber về giáo phái Calvin của đạo Tin Lành đã dẫn đến kết luận tôn giáo có tác dụng thúc đẩy xã hội. Các cải cách của Tin Lành đã dẫn đến việc duy lý hóa xã hội, con người thay vì chấp nhận số mệnh và hướng về đời sống sau khi chết theo truyền thống, phải đạt tới cuộc sống thịnh vượng, phải phấn đấu để thành công bằng mọi nỗ lực để thực hiện hoạch định của Chúa[7]. Weber cho rằng chính vì thế chủ nghĩa tư bản hình thành vững chắc ở những nơi mà giáo phái Calvin phát triển mạnh, thậm chí còn gọi tinh thần của tôn giáo này là cốt tủy của chủ nghĩa tư bản.


Những người Hindu sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên dễ dàng hơn sau khi tắm nuớc sông HằngChức năng hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,... cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp như cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình. Trên góc độ khác, tôn giáo còn cho con người một cứu cánh trong bất hạnh đó là coi bất hạnh ấy là ý của đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy mà con người không nhận thức được. Trong nghĩa cơ bản, tôn giáo tạo ra phương tiện để giải quyết những vấn đề sau cùng: sống, chết mà không có lẽ phải thông thường nào có thể đưa ra lời giải đáp.[8] Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của nhà xã hội học người Mỹ Peter Berger nêu rằng khi đối mặt với những đe dọa như tai họa hay cái chết, sức mạnh hỗ trợ của niềm tin thần thánh hay sự thiêng liêng giảm đi rất nhiều nếu con người xem thần thánh đơn thuần chủ yếu là công cụ để giải quyết bi kịch.


Tín ngưỡngTín ngưỡng tôn giáo là niềm tin và sự sùng bái thần thánh hay các quyền lực vô biên, siêu nhiên, vào cuộc sống sau khi chết..., tóm lại, là những phát biểu mà vì đó các thành viên của một tôn giáo nào đó gắn bó vào đó.[3] Câu chuyện về Adam và Eva là một ví dụ về tín ngưỡng tôn giáo. Tín ngưỡng thường phát sinh khi một lãnh tụ tinh thần khẳng định một số hiểu biết đặc biệt về chân lý thần thánh và tổ chức tín đồ của mình. Cũng có quan điểm cho rằng, tíng ngưỡng tôn giáo là hoạt động tôn giáo ít hay không có điểm chung với các tổ chức tôn giáo khác trong một xã hội cụ thể.[4] Theo quan điểm này thì tín ngưỡng là một cái gì đó hoàn toàn mới, nó có thể là kết quả của sự truyền bá quan điểm tôn giáo từ một xã hội này sang một xã hội khác, nơi mà nó chưa từng có tiền lệ. Do vậy khi mới hình thành, tín ngưỡng thường chưa được chính thức hóa và hay có mâu thuẫn với xã hội, nếu tiếp tục phát triển, tín ngưỡng sẽ trở nên có tổ chức, nghi lễ chặt chẽ hơn và có thể trở thành tôn giáo. Tuy nhiên tín ngưỡng tôn giáo không phải là các giáo phái, giáo phái là những nhóm ly khai với giáo hội hay tổ chức tôn giáo truyền thống của nó còn tín ngưỡng thì hoàn toàn mới.

[sửa] Vai trò
Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết