WELCOME TO THIENQUANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kitô giáo ngày nayKitô giáo

Go down

Kitô giáo ngày nayKitô giáo  Empty Kitô giáo ngày nayKitô giáo

Bài gửi  Lý Nhã Uyên Tue Jan 03, 2012 11:42 am

Kitô giáo ngày nayKitô giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất, với những con số ước tính từ 1,5 tỉ[23] đến 2,1 tỉ[23] người xưng nhận niềm tin Cơ Đốc; theo sau là Hồi giáo với 1,3 tỉ; số người theo Phật giáo là 1,2 tỉ người và số người vô thần là 1,1 tỉ[cần dẫn nguồn]; Ấn Độ giáo là 900 triệu; tôn giáo cổ truyền Trung Hoa là 394 triệu.

Kitô giáo chia ra nhiều nhánh, bao gồm 1,1 tỉ người Công giáo[24], 510 triệu người Tin Lành cùng với 84 triệu tín hữu Anh giáo, 216 triệu người Chính thống giáo, con số các tín hữu độc lập (không gia nhập giáo phái nào) là 158 triệu và những giáo hội "ngoại vi" (Chứng nhân Jehova, Cơ Đốc Phục lâm, Mormon ...) có khoảng 31,7 triệu tín hữu. Các giáo phái này tự nhận mình thuộc Kitô giáo nhưng họ không được công nhận bởi cộng đồng Kitô giáo vì cớ các học thuyết không chính thống của họ.

Tuy Kitô giáo là tôn giáo lớn nhất thế giới[25] và đang duy trì bộ máy truyền giáo khổng lồ, lại không đạt được mức tăng trưởng như các tôn giáo khác cũng như không theo kịp tốc độ gia tăng dân số thế giới. Trong khi dân số toàn cầu tăng 1,25% mỗi năm thì mức tăng trưởng của Kitô giáo chỉ khoảng 1,12%.

Không phải mọi người xưng nhận mình là Kitô hữu đều chấp nhận tất cả, hoặc ngay cả hầu hết, các quan điểm thần học của giáo hội của họ. Giống như người Do Thái giáo, Kitô hữu phương Tây chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Phong trào Khai sáng (Enlightenment) vào cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Có lẽ sự thay đổi quan trọng nhất đối với họ là nguyên tắc phân ly giáo hội và nhà nước, chấm dứt tập tục của một Kitô giáo được nhà nước bảo hộ đã hiện hữu lâu đời tại nhiều nước ở Âu châu. Ngày nay một người, như là một công dân tự do, có quyền bất đồng với giáo hội của mình về các vấn đề khác nhau và có quyền rời bỏ giáo hội tuỳ thích. Trong thực tế, nhiều người đã bỏ giáo hội và phát triển các hệ thống đạo giáo khác như Thần giáo (Deism), Duy nhất thần giáo (Unitarianism), nhiều người khác chọn lựa trở nên vô thần (atheist) hay bất khả tri (agnostic) hoặc là nhân bản (humanist).

Một số người ở lại Hội thánh lập ra phong trào Tự do (Liberalism) bên trong nền thần học Kháng Cách. Tân phái (Modernism) vào cuối thế kỷ 19 khuyến khích các hình thức tư duy và trình bày mới không theo truyền thống của giáo hội.

Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, trào lưu thần học tự do góp phần phát triền tinh thần thế tục trong toàn xã hội. Nhiều Kitô hữu ngưng thực hành các bổn phận tôn giáo, mỗi năm chỉ đến nhà thờ vài lần vào những dịp lễ hội, hoặc hoàn toàn không bước chân vào nhà thờ. Nhiều người trong số họ vẫn nhắc đến lòng sùng đạo của ông bà, nhưng họ lớn lên trong những gia đình, nơi mà các giá trị Kitô không còn được xem trọng. Bên trong họ là một tình cảm pha trộn đối với niềm tin Kitô. Một mặt họ tiếp tục buộc mình vào các giá trị cổ truyền vì lý do bản sắc, mặt khác ảnh hưởng của tinh thần thế tục phương Tây, áp lực từ cuộc sống hằng ngày và từ những người xung quanh bứt giật họ ra khỏi ảnh hưởng còn sót lại của Kitô giáo truyền thống. Hôn nhân giữa Kitô hữu và người không phải Kitô hữu, từng là điều cấm kỵ, nay đã trở nên phổ biến. Tại một số quốc gia có truyền thống Công giáo, nhiều người trở nên tín đồ của thuyết bất khả tri[26].

Vào đầu thế kỷ 20, trào lưu tự do phát triển mạnh tại Âu châu và Bắc Mỹ, đến thập niên 1960, kiểm soát nhiều giáo phái lớn tại Hoa Kỳ và Canada. Dù vậy, ngày nay trào lưu này đã thoái trào. Vào đầu thế kỷ 21, tuy thế giới thế tục, đặc biệt là các phương tiện truyền thông vẫn xem các nhà thần học tự do như là đại biểu và phát ngôn nhân cho Kitô giáo, các nhà thờ theo khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần. Một phần là do những nỗ lực truyền bá Phúc âm, phần khác là vì nhiều người trong số họ đang trở lại với các giá trị Kitô giáo truyền thống.

Một vấn nạn của Kitô giáo là họ đánh mất khả năng chuyển giao các giá trị Kitô giáo cho thế hệ kế tiếp. Trong khi các giáo phái lớn tại Hoa Kỳ, ngoại trừ Baptist Nam phương (Southern Baptist), đang thoái trào thì các định chế tôn giáo theo khuynh hướng Tin Lành (Evangelical) đang phát triển mạnh, đặc biệt là vào hạ bán thế kỷ 20. Tạp chí Thế kỷ Kitô giáo (Christian Century) có khuynh hướng tự do đang thu hẹp dần để bị thay thế bởi đối thủ đang lớn mạnh có khuynh hướng Tin Lành, tạp chí Kitô giáo Ngày nay (Christianity Today).


Kitô giáo theo tỷ lệ dân số.Tại phương Đông Phong trào Khai sáng không tạo lập được nhiều ảnh hưởng. Đối diện với nhiều áp lực từ các xã hội thế tục, giáo hội phải bám trụ vào các xác tín truyền thống để tồn tại, dù vậy, số lượng tín hữu cứ bị bào mòn dần.

Ngày nay, tại Đông Âu và Nga, đang diễn ra tiến trình hồi sinh. Sau nhiều thập kỷ hưng thịnh của thuyết vô thần, nhiều người bắt đầu quan tâm đến Kitô giáo cũng như các tôn giáo khác. Nhiều nhà thờ và tu viện Chính thống giáo được trùng tu và được lấp đầy bởi các tín hữu và tu sĩ. Các giáo phái Kháng Cách cũng tìm đến để truyền bá Phúc âm và thành lập giáo hội. Giáo hội Công giáo tiết lộ họ đã từng có các giáo phận bí mật và nay đang tiến hành các bước nhằm công khai hỗ trợ các nhà thờ tại đây.

Tại Nam Mỹ và Châu Phi, các giáo phái Tin Lành (Evangelical) và Ngũ Tuần (Pentecostal) đang tăng trưởng mạnh và bắt đầu gởi các nhà truyền giáo đến Châu Âu và Bắc Mỹ. Tình trạng tương tự cũng đang xảy ra tại một số nước châu Á.

Hạ bán thế kỷ 20 chứng kiến thần học tân phái phát triển thành chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism). Xảy ra cùng lúc nhưng theo hướng ngược lại là sự phát triển của hiện tượng Đại Giáo đoàn (Megachurch) - tập chú vào tính linh động của các phương pháp trình bày thông điệp Kitô cho người đương thời. Giáo trình Alpha (Alpha Course) là một điển hình cho trào lưu mới này của Kitô giáo.


Bên trong Nhà thờ Crystal Cathedral của Mục sư Robert Schuller là hình ảnh tiêu biểu cho một đại giáo đoànMột phong trào có ảnh hưởng lớn và đang phát triển mạnh, đặc biệt ở phương Tây và Hoa Kỳ là Phong trào Tin lành (Evangelicalism). Họ có mặt và hoạt động tích cực trong hầu hết các giáo phái Kháng Cách, trong một số trường hợp họ là thành phần đa số. Những người Tin Lành thường chủ trương "xuyên giáo phái", họ thích tạo lập các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức với những người Tin Lành trong các giáo phái khác hơn là quan hệ với những người không Tin Lành trong vòng giáo phái của họ. Tín hữu Tin Lành nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có kinh nghiệm qui đạo của mỗi cá nhân và tin Chúa Giêsu là Cứu Chúa và Thiên Chúa. Họ tin vào sự tái lâm của Chúa Kitô, tính chân xác của Thánh Kinh và tin vào phép mầu.
Lý Nhã Uyên
Lý Nhã Uyên
Quản trị viên Thiên Pháp
Quản trị viên Thiên Pháp

Tổng số bài gửi : 75
Join date : 14/12/2011
Đến từ : Quận 1 ,TP Hồ Chí MInh

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết